Cập nhật chẩn đoán và điều trị ngủ ngáy – ngưng thở khi ngủ ở bệnh nhân tăng huyết áp năm 2023 : Thành tựu và Thách thức



Tóm tắt

Khoảng 30% đến 50% bệnh nhân tăng huyết áp cũng mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA: obstructive sleep apnea); do vậy OSA rất phổ biến trong nhóm dân số bệnh nhân tăng huyết áp.

Điều này đặc biệt đúng đối với bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị, những người có thể bị OSA trong 80% trường hợp.

Tác dụng của liệu pháp điều trị thở máy với áp lực dương đường thở liên tục (CPAP) đối với việc hạ huyết áp (HA) ở bệnh nhân tăng huyết áp mắc OSA đã được chứng minh và dù vẫn còn gây tranh cãi; với một phân tích tổng hợp cho thấy mức giảm HA từ 2 đến 3 mm Hg.

Mặc dù thực tế là OSA được coi là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tăng huyết áp và tăng huyết áp kháng trị. Tuân thủ CPAP có liên quan đến việc giảm HA về đêm nhiều hơn.

Ngay cả ở những bệnh nhân mắc OSA và tăng huyết áp kháng trị, liệu pháp CPAP trong ba tháng (so với không dùng CPAP) đã làm giảm đáng kể HA tâm thu, HA trung bình và tâm trương trong 24 giờ khoảng 3 mm Hg.

Mặc dù tăng huyết áp có thể không phải lúc nào cũng là ảnh hưởng của OSA, nhưng cả OSA và tăng huyết áp đều là những vấn đề sức khỏe phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra và thường cùng tồn tại.

Ở những bệnh nhân OSA bị tăng huyết áp, các liệu pháp không phải CPAP cũng có thể hữu ích. Mức giảm HA tương tự như đã thấy trong phân tích tổng hợp các thử nghiệm CPAP (2 – 3 mm Hg), trong phân tích tổng hợp các phương pháp điều trị bằng dụng cụ miệng.

Ngoài ra, huyết áp giảm đáng kể khi phẫu thuật tạo hình vòm hầu khẩu cái, cho thấy phẫu thuật tạo hình vòm hầu khẩu cái có thể hữu ích ở một số bệnh nhân. Sau cùng, trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên cở mẫu nhỏ, cho thấy spirolactone cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của OSA và giảm huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị

Vì vậy, việc chẩn đoán OSA ở bệnh nhân tăng huyết áp là rất quan trọng đối với tất cả các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ tim mạch ở Việt Nam. Việc tầm soát OSA ở bệnh nhân tăng huyết áp bằng các câu hỏi tầm soát trước khi tiến hành đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ tại các cơ sở y tế đủ điều kiện là rất cần thiết.

UPDATED DIAGNOSTICS AND TREATMENT OF OSA IN HYPERTENSIVE PATIENTS IN 2023 : ACHIEVEMENTS AND CHALLENGES

ABSTRACT

About 30% to 50% of hypertensive patients also have comorbid obstructive sleep apnea (OSA), making OSA very common in this population.

This is particularly true for patients with resistant hypertension, who may have OSA in as many as 80% of cases. The effects of continuous positive airway pressure (CPAP) therapy on blood pressure (BP) lowering in hypertensive patients with OSA have been demonstrated and still debatable, with a meta-analysis showing reductions of BP of between 2 and 3 mm Hg.

Despite the fact that OSA has been implicated as an independent risk factor for hypertension and resistant hypertension. Adherence to CPAP is linked to greater drops in nocturnal BP. Even in patients with OSA and resistant hypertension, CPAP therapy for three months (compared to no CPAP) significantly decreased 24-hour systolic, mean, and diastolic blood pressure by 3 mm Hg.

Even though the hypertension may not always be an effect of the OSA, both OSA and hypertension are common conditions with multifactorial causes and frequently coexist. In patients with OSA who are hypertensive, non-CPAP therapies may also be useful.

The BP reduction was similar to that seen in the meta-analysis of CPAP trials (2 – 3 mm Hg) in a meta-analysis of oral appliance treatments. In addition, there were significant drops in blood pressure with uvulopalatopharyngoplasty, suggesting that uvulopalatopharyngoplasty may be helpful in some patients.

In a small randomized controlled trial, spirolactone decreased OSA severity and decreased blood pressure in patients with resistant hypertension.

Therefore, the diagnosis of OSA in patients with hypertension is crucial for all physicians, especially for cardiologists in Vietnam.

Screening for OSA in hypertensive patients with screening questionnaires prior to polygraphy or polysomnography in qualified healthcare facilities is necessary.

XEM CHI TIẾT FILE